Samba Server là gì? Tổng quan về giao thức SMB?

Samba Server là gì? Tổng quan về giao thức SMB?

Trong môi trường làm việc năng động ngày nay, việc chia sẻ dữ liệu tập trung giữa người dùng là vô cùng quan trọng. Đây được xem là một chìa khóa làm nên thành công của một nhóm, một tập thể. Tuy nhiên, việc chia sẻ dữ liệu thông qua phần mềm, một công cụ chia sẻ dữ liệu chưa thực sự là hướng giải quyết tốt và an toàn nhất. Do đó, việc trang bị một hệ thống chia sẻ dữ liệu tập trung trong mạng nội bộ là cần thiết và mang lại tính bảo mật cao cho một tổ chức hay một doanh nghiệp bất kì. Nói đến việc chia sẻ thông tin trong mạng nội bộ, người trong nghề sẽ nghĩ đến một máy chủ chia sẻ dữ liệu là SAMBA, vậy SAMBA là gì? SAMBA hoạt động ra sao? Để hiểu hơn về SAMBA, TOTOLINK mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết này.

Máy chủ Samba là gì?

Máy chủ Samba là gì? Và máy chủ Samba được phát triển như thế nào? Máy chủ Samba được xem là một Máy chủ tập tin (File Server), sử dụng trong mạng nội bộ. Là nơi lưu trữ tập trung các thông tin của một tổ chức, doanh nghiệp bất kỳ và thường được cài đặt trên hệ điều hành Linux hoặc Windows. Máy chủ Samba hoạt động chủ yếu dựa trên giao thức SMB (Server Message Block Protocol) được công bố năm 1984 trong một tài liệu kỹ thuật của hãng IBM với mục đích ban đầu là thiết kế một giao thức mạng để đặt tên và duyệt (naming and browsing).

Xem thêmGiao thức FTP là gì? Những điều bạn chưa biết về giao thức FTP!

Sự phổ biến của giao thức SMB bắt đầu từ đâu?

Tuy nhiên, giao thức này chỉ thực sự được biết đến rộng rãi với tên gọi CIFS (Common Internet File Sharing - Hệ thống chia sẻ tập tin phổ biến trên mạng) khi được Microsoft thừa hưởng và phát triển. CIFS được phát triển phổ biến do có thiết kế đơn giản và đáp ứng được nhu cầu sử dụng của số lượng lớn người dùng. Giao thức này được hình thành còn hướng người dùng đến việc chia sẻ và lưu trữ thông tin lên một máy chủ nhất định. Do vậy, nó đem đến tính ứng dụng cao đối với một mô hình mạng tập trung cho một tổ chức hay doanh nghiệp.

Cách thức hoạt động sơ bộ của giao thức SMB

Đối với giao thức SMB (tên gọi sơ khai của CIFS), nó hoạt động trong mạng Internet dựa trên giao thức TCP/IP. Và đem đến cho người dùng toàn quyền trong việc tạo một tập tin với các quyền hạn như Chỉ đọc (Read Only), Đọc và ghi (Read-Write), đặt mật khẩu, khóa một tập tin, …. Ngoài ra, SMB còn hỗ trợ các tính năng khác như:

  • Đàm phán, dàn xếp để tương thích giữa các hình thái SMB
  • Phát hiện các máy chủ sử dụng SMB trên mạng (browse network)
  • Xác thực truy cập file, thư mục chia sẻ
  • Thông báo sự thay đổi file và thư mục
  • Xử lý các thuộc tính mở rộng của file
  • Hỗ trợ Unicode

Máy chủ SAMBA (SMB) được tích hợp sẵn trên Router

Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng và lắp đặt một máy chủ SAMBA (SMB) là vô cùng tốn kém và mất nhiều thời gian. Để dễ dàng hơn cho người dùng, trên thị trường hiện nay được phát triển các loại Router có tích hợp tính năng này nhằm đem đến sự tiện lợi và tiết kiệm chi tiêu cho người dùng. Đối với các loại Router được tích hợp sẵn máy chủ SAMBA này, thường sẽ được tích hợp 1 cổng USB chuẩn 2.0 hoặc 3.0 tùy vào nhà sản xuất và phân khúc của sản phẩm.

Cách cài đặt và sử dụng chung cho các máy chủ SAMBA (SMB) tích hợp trên Router

Khi mua Router có tích hợp sẵn tính năng này, người dùng cần đầu tư thêm 1 bộ nhớ dữ liệu như USB, ổ cứng di động (HDD hoặc SSD). Sau đó, nối bộ nhớ dữ liệu này tới cổng USB trên Router và tiến hành cài đặt tên, mật khẩu máy chủ trên Router. Lúc này các máy tính kết nối trong mạng nội bộ sẽ được quyền tải và cập nhật dữ liệu lên bộ nhớ này. Đem đến tính sẵn sàng cao đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay một tổ chức cần đến giải pháp này.

Bạn có thể tham khảo một số thiết bị Router Wifi có hỗ trợ SAMBA, như:

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc đã hiểu hơn về khái niệm máy chủ SAMBA, giao thức SMB và sự hình thành và lợi ích mà chúng đem lại. Cũng như hiểu khái quát về cách thức sử dụng một máy chủ SAMBA được tích hợp sẵn trên Router.

Bạn có hài lòng với nội dung này không?
Cảm ơn Bạn đã đánh giá!
Chia sẻ bài viết
21348 lượt xem