WOL là gì? Tìm hiểu về tính năng Wake On LAN

WOL là gì? Tìm hiểu về tính năng Wake On LAN

WOL là gì? Có bao giờ bạn nghĩ đến việc khởi động máy tính của mình mà không cần phải chạm vào nút nguồn chưa? Bạn có nghĩ rằng có thể làm được điều đó không? Điều đó xảy ra khi bạn sử dụng Wake On LAN. Phương thức này sẽ giúp bạn khởi động máy tính từ xa mà không phải nhấn nút Power. Ngay dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu về WoL là gì và các tính năng Wake On LAN như thế nào nhé.

WOL là gì?

WOL - Wake On LAN là một chuẩn mạng được phổ biến rộng rãi trong thế giới máy tính, nó sẽ cho phép một máy tính có thể được bật lên từ xa qua mạng. Nhờ có WoL thì máy tính có thể bật được từ bất kỳ trạng thái nào như ngủ đông, ngủ hay kể cả tắt hoàn toàn.

WOL có thể hoạt động tốt trên các nền tảng khác nhau bao gồm Windows, Mac và Linux... Chỉ cần máy tính bổ sung thêm tính năng Wake-on –LAN thì người dùng có thể truy cập máy tính từ xa vì bất kỳ mục đích gì. Chẳng hạn như việc quản lý máy chủ dữ liệu, game hay TeamViewer thường xuyên thì rất có lợi.

WOL phụ thuộc vào 2 yếu tố là: Mainboard và network card (card mạng). Trong đó card mạng hoặc wireless cũng phải hỗ trợ tính năng WOL, nhờ thế chúng ta không phải dùng bất cứ ứng dụng nào để kích hoạt cấu hình. Hiện nay hầu hết tất cả máy tính đều có card mạng tích hợp tính năng này. Nếu bạn phải mua thêm card mạng trong trường hợp mainboard không có thành phần tích hợp sẵn để hỗ trợ WoL.

Để WoL hoạt động thì cần có đủ các điều kiện là:

  • Máy tính, laptop phải luôn kết nối với nguồn điện.

  • Mainboard (Bo mạch chủ) máy tính cần tương thích với ATX. Hầu hết các bo mạch chủ hiện đại ngày nay đều đáp ứng yêu cầu này.

  • Network card (Card mạng) của máy tính cần kích hoạt WoL

Có đầy đủ các yếu tố như trên thì WOL mới có thể hoạt động được dễ dàng hơn.

Cơ chế hoạt động của WOL như thế nào?

Khi mà máy tính đã kết nối với nguồn điện và có sẵn internet, lúc này sẽ có một tập tin được gọi là Magic Packet gửi đến, trong đó có chứa địa chỉ MAC. Các gói Magic Packet nhờ vào các phần mềm chuyên dụng dành cho các nền tảng hoặc gửi bởi thiết bị router hay các website đến máy tính. 

Để các bạn dễ hiểu hơn thì cơ chế hoạt động của WOL là khi khi card mạng máy tính phát hiện ra gói Magic Packet, nó sẽ báo cho máy tính tự bật lên. Nên bạn hãy biết rằng, cho dù bạn đã tắt hẳn máy, nhưng vẫn cắm với nguồn điện thì vẫn hao tốn một ít điện năng cho card mạng có kích hoạt WoL. Điều này giúp nó đánh thức máy tính một cách dễ dàng nhất. 

Khi máy chủ gửi 1 gói tin qua mạng của bạn thì gói này chứa địa chỉ mạng, subnet và địa chỉ MAC của máy tính bạn đang muốn bật. 

Wake-On-LAN có hữu ích với người dùng hay không?

Như chúng ta đã nói phía trên thì tính năng của Wake-On-LAN  giúp bạn có thể bật máy tính từ bất kỳ đâu. Thực sự nó chỉ đơn giản như vậy mà thôi. Trong bất cứ trường hợp nào bạn cũng có thể bật máy tính khi bạn cần, ở bất cứ nơi đâu. Sau khi bật máy tính từ xa thì bạn muốn sử dụng máy tính thì cần có một số ứng dụng, chẳng hạn như TeamViewer hoặc một ứng dụng remote desktop có hỗ trợ Wake-on-LAN. Như vậy thật tiện lợi trong bất cứ trường hợp nào. Ngay cả việc bạn quên dữ liệu và thật tệ khi để máy tính ở nhà. Như vậy Wake-On-LAN sẽ giúp bạn giải quyết được điều đó. 

Vì hỗ trợ được yêu cầu ở mức độ phần cứng, WoL hoạt động trên các máy tính Windows, Mac và Linux mà không có bất kỳ vấn đề nào xảy ra. Nhưng trên mỗi hệ điều hành thì sẽ có những cách thức thiết Lập Wake-On-LAN khác nhau. 

Bạn cần biết là WoL chỉ cho phép người dùng mở máy tính chứ nó không qua các kiểm tra bảo mật, màn hình mật khẩu hoặc các hình thức bảo mật khác. Bên cạnh đó WoL cũng không cho phép máy tính tắt lần nữa. Vậy nên bạn không quá lo lắng về an toàn bảo mật của Wake-On-LAN.

Một số sản phẩm hỗ trợ Wake On Lan của TOTOLINK

Trong bài viết này đã cho bạn hiểu rõ hơn về WOL là gì cũng như tính năng Wake-On-LAN mang đến cho người sử dụng. Vậy nên bạn có thể sử dụng WOL để cho các công việc của mình luôn luôn linh hoạt hơn. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung bài viết này.

Bạn có hài lòng với nội dung này không?
Cảm ơn Bạn đã đánh giá!
Chia sẻ bài viết
13571 lượt xem