Intranet từ lâu nay đã quá quen thuộc với chúng ta, nhất là trong thời buổi công nghệ số 4.0 nhưng bên cạnh đó, chẳng hẳn vẫn còn những thắc mắc về Intranet là gì? Và intranet có điểm gì khác với Internet ? Thì ngay bài viết dưới đây chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu và thảo luận với nhau về vấn đề này nhé.
Intranet là gì?
Đầu tiên, chúng ta cần tìm hiểu intranet là gì? Intranet là một hệ thống bao gồm mạng lưới nội bộ, được dựa trên giao thức TCP/IP. Những hình thức mạng lưới kiểu intranet thường được áp dụng phổ biến rộng rãi tại các cơ quan, các công ty doanh nghiệp và trường học. Tất cả các đối tượng muốn truy cập vào hệ thống intranet đang hoạt động đều cần phải có những yếu tố xác thực thông tin chính xác, ví dụ như Username ( tài khoản ) và Password ( mật khẩu ). Các hoạt động trên intranet đều có quy trình tương tự như các website thông thường trên internet khác, nhưng điểm khác biệt ở đây là intranet được bảo vệ bởi 1 lớp Firewall, để nhằm nâng cao bảo mật thông tin cho khách hàng tránh khỏi những yếu tố truy cập bất thường ở ngoài hệ thống mà không rõ nguồn gốc.
Intranet hoạt động tương tự như internet, nhưng intranet thường được dùng để trao đổi thông tin, trao đổi dữ liệu nội bộ cùng một hệ thống mạng với nhau trong một thời gian ngắn và có tính bảo mật tương đối cao. Tuy nhiên, điểm khác biệt khá lớn là intranet được bảo vệ bởi Firewall, có nghĩa là : trước khi đăng nhập được vào mạng thì mọi người cần phải có tài khoản để đăng nhập mới có thể truy cập vào hệ thống. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp hoặc trường học có thể quản lý được mọi tài khoản đăng nhập vào thiết bị. Không như internet, cứ có mạng và máy tính là có thể truy cập vào được.
Cụ thể hơn về mạng intranet
Chúng ta có thể hiểu : Intranet được xem là một hệ thống mạng có kết nối riêng biệt với bất kì các hệ thống mạng khác kể cả là các thiết bị internet. Những người muốn truy cập vào mạng của intranet đều cần phải có thông tin tài khoản và mật khẩu mới có thể đăng nhập vào được. Từ đó, intranet mới cấp quyền truy cập cho các thiết bị người dùng. Theo ngôn ngữ chung thì : " intra có nghĩa là nội bộ " từ đó, bóc mẽ và hiểu sâu xa hơn cụm từ intranet được hiểu vắn tắt là truyền thông nội bộ. Intranet và internet đều có chung một điểm đặc biệt là cấp quyền truy cập cho người dùng. Những hình thức và cách để truy cập vào được 2 mạng này là quy khác nhau.
Intranet có thể giới hạn trong phạm vi mạng LAN cụ thể, bạn có thể truy cập mạng từ xa thông qua internet bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó có thể thông qua một đường hầm có tên gọi là " Tunnel " . Nhìn chung sẽ rất nhiều cơ quan doanh nghiệp hay nhiều tổ chức khác nhau sẽ vẫn ưa chuộng những hình thức truy cập an toàn thông quan mạng Intranet để bảo vệ tối đa các thông tin bảo mật về cá nhân cũng như cả một doanh nghiệp. Vì thế, nếu bạn muốn truy cập vào mạng intranet thông qua mạng WAN thì đăng nhập để truy cập vào mạng lưới là hình thức bắt buộc hiện nay.
Ưu điểm của mạng intranet
Các mạng intranet thường được sử dụng ở nhiều mục đích khác nhau. Nhưng mục đích chính có lẽ là độ an toàn bảo mật và giao tiếp nội bộ trong các cơ quan chức năng, các công ty doanh nghiệp hay trường học sẽ dễ dàng hơn và nhanh hơn so với các hình thức thông thường.
Các tổ chức này được phép tạo ra mạng intranet để cho phép các nhân viên đăng nhập, chia sẻ thông tin, các tệp file một cách nhanh chóng và an toàn, lại tiết kiệm thời gian cho công ty đó.. Ngoài ra, việc sử dụng intranet cho phép hệ thống gửi thông tin, tin nhắn và cập nhật tất cả các máy kết đang kết nối với intranet một cách nhanh chóng và đơn giản nhất.
Hầu hết nhiều người cảm thấy khó chịu khi phải đăng nhập và phải có thông tin tài khoản thì mới có thể đăng nhập vào được, việc đăng nhập và tạo thông tin cũng vô cùng dễ dàng và đơn giản và không mất quá nhiều thời gian của mỗi chúng ta. Đổi lại, chúng ta có một kết nối mạng tốt hơn, nhanh hơn và an toàn hơn so với những hình thức kết nối thông thường
Tất nhiên, mạng intranet sẽ có những giao diện web đơn giản và dễ sử dụng để có thể truy cập vào. Giao diện này, rất hữu ích khi cung cấp các thông tin và các công cụ cho nhân viên hoặc các thành viên trong một nhóm. Trong đó intrain có thể bao gồm các hình thức giao tiếp có cả lịch, các file nặng, các danh sách mặt hàng, thời gian triển khai dự án, các thông tin cá nhân đều được bảo mật một cách an toàn nhất giúp khách hàng yên tâm trong quá trình sử dụng.
Các trang web của intranet thường được gọi với cái tên là : Cổng thông tin ( Portal ), intranet cho phép truy cập bằng một mã URL mạng nội bộ. Nếu mạng intranet được giới hạn truy cập bởi mạng nội bộ, thì người dùng cũng sẽ bị hạn chế quyền truy cập từ
Ví dụ cụ thể về các dịch vụ mạng nội bộ intranet thường bao gồm những yếu tố như : Microsoft SharePoint, Huddle, Igloo, và Jostle. Trong khi đó một số dịch vụ của các nhà mạng khác sẽ có mã nguồn mở và miễn phí. Hầu hết, những giải pháp an toàn này sẽ phải trả phí theo hàng tháng, và số tiền bạn cần phải trả cho hình thức này phụ thuộc vào số người truy cập vào thiết bị, nếu số người dùng càng cao thì càng phải trả phí nhiều và ngược lại.
Việc intranet đang chiếm quá nhiều ưu thế trong việc áp dụng ở nhiều nơi, đặc biệt là các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp. Hiện nay, Intranet đã trở thành mạng lưới không thể thiếu trong một tổ chức, nó giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được một khoảng thời gian đáng kể trong việc truyền tải dữ liệu, tiết kiệm được chi phí. Ngoài ra, mạng lưới intranet còn đem lại những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho không gian sống trong ngôi nhà của bạn. Thế nên, việc phổ biến mạng lưới intranet là cần thiết trong xã hội công nghệ số hiện nay.