Nhu cầu lắp đặt hệ thống camera an ninh giám sát cho nhà xưởng, xí nghiệp ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, để lắp đặt được hệ thống camera hoàn chỉnh phải cần rất nhiều thời gian, công sức và chi phí mua các thiết bị như dây kéo, ổ cắm điện. Như vậy sẽ dẫn đến những vấn đề bất lợi. Chính vì vậy mà công nghệ PoE đã được ra đời nhằm giúp việc lắp đặt và sử dụng hệ thống camera được đơn giản và dễ dàng hơn. Vậy công nghệ nguồn PoE là gì?
Công nghệ cấp nguồn PoE là gì?
PoE hay còn được gọi là công nghệ cấp nguồn PoE, là viết tắt của từ Power over Ethernet. Công nghệ này có tính năng truyền tải điện cho các thiết bị thông qua cable RJ45.
Công nghệ cấp nguồn PoE giúp chất lượng tín hiệu ngày và đêm luôn được ổn định. Nguồn PoE được cài đặt trong lõi cáp UTP. Nghĩa là trong cáp UTP thường có 8 lõi. Tuy nhiên, chỉ có 4 lõi thực hiện nhiệm vụ truyền và nhận thông tin, 4 lõi còn lại sử dụng cho mục đích cấp nguồn PoE hoặc nhiều mục đích khác nhau.
Tại sao sử dụng PoE?
Nguồn PoE giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Bởi thời gian PoE có thể được lắp đặt ở bất cứ đâu một cách dễ dàng và thuận tiện.
Lý do thứ hai bạn nên sử dụng PoE đó là tính linh hoạt. Thiết bị có thể lắp đặt ở bất kỳ đâu mà không bị buộc vào ổ cắm điện. Như vậy sẽ giúp các thiết bị như điểm truy cập không dây hoặc camera IP được đặt ở bất kỳ đầu, giúp cho việc định vị được trở nên dễ dàng hơn.
Lý do tiếp theo mà bạn sử dụng nguồn PoE đó là đảm bảo an toàn khi sử dụng. Đảm bảo an toàn ở đây không chỉ là đảm bảo an toàn cho người sử dụng mà còn đảm bảo cho hệ thống mạng. Nghĩa là nếu trong quá trình sử dụng nếu xảy ra tình trạng quá tải, cài đặt không chính xác thì những thiết bị mạng sẽ được bảo vệ bởi nguồn PoE.
Nhờ nguồn PoE mà những các kết nối mạng được cài đặt và phân phối trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Hơn nữa công nghệ này còn giúp kiểm soát các thiết bị dễ dàng hơn.
Các thiết bị sử dụng Power over Ethernet
Hiện nay có rất nhiều thiết bị sử dụng công nghệ nguồn PoE. Tuy nhiên có 3 thiết bị sử dụng chính đó là VoIP Phone, Camera IP, Wireless.
VoIP Phone: Đây là một trong những ứng dụng sử dụng công nghệ PoE đầu tiên. Khi sử dụng công nghệ này cho điện thoại nghĩa là điện thoại chỉ có một kết nối duy nhất được cắm với ổ điện trên tường. Ngoài ra, còn có khả năng điều khiển từ xa.
Camera IP: Hiện nay, tất cả các loại camera giám sát mạng đều được cài đặt ứng dụng này. Mục đích là để dễ dàng quan sát và định vị lại.
Wireless: Sử dụng PoE cho wireless giúp vị trí cách xa các điểm cắm nguồn AC và di chuyển sau các cuộc khảo sát địa điểm.
Thiết bị PoE hoạt động như thế nào?
Thiết bị PoE hoạt động theo từng vị trí nhất định. Ví dụ như PDs, PSE, Midspan device, PoE Switches.
- PDs: đây là thiết bị cuối có khả năng chấp nhận tín hiệu từ Ethernet Cat-5 Cable.
- PSE: giúp tăng cường nguồn PoE trên cable mạng.
- Midspan device: giúp các thiết bị đầu cuối cùng như thiết bị Switch được đồng bộ với nhau.
- Endspan device: Đây chính là bộ chuyển mạch bao gồm 4 cặp cáp xoắn là 2 cặp để data transfer, 2 cặp để trống.
Ưu điểm của nguồn PoE
Ưu điểm đầu tiên đó là đơn giản hóa quá trình thi công mạng. Nghĩa là tất cả mọi việc như đi dây điện nguồn 220V đến từng thiết bị khác nhau để cung cấp nguồn cho chúng đều được công nghệ nguồn PoE giải quyết.
Đặc biệt, khi sử dụng nguồn PoE thì tất cả những nguồn điện được quản lý tập trung. Như vậy sẽ tránh xa được việc đi dây điện rối rắm, thiếu ổn định. Từ đó tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí thi công.
Bên cạnh những ưu điểm khi giải pháp nguồn PoE này chính là phạm vi chạy dây mạng bị giới hạn. Nghĩa là nếu vượt qua trong khoảng 100 mét thì sẽ không thể cung cấp đủ nguồn cho những thiết bị khác hoạt động.
Các chuẩn PoE
Chuẩn IEEE 802.3bt PoE
Chuẩn này hay còn được gọi là chuẩn tương thích ngược với chuẩn af và at, giúp hỗ trợ ứng dụng 10Gbase - T được hoạt động tốt nhất. Chuẩn IEEE 802.3bt PoE cung cấp tối thiểu mức công suất 49W cho các thiết bị. Tuy nhiên, để chuẩn này được hoạt động bình thường thì hệ thống cable đôi xoắn phải có hiệu suất cao. Tuy nhiên, để triển khai được chuẩn này thì phải chú ý đến thông số hiệu suất cable so với trước đây.
Chuẩn IEEE 802.3at PoE
Chuẩn này hỗ trợ mỗi cổng tối đa 30W. Trong một ứng dụng nếu một Switch hỗ tự chuẩn PoE+ thì tất nhiên cũng sẽ hỗ trợ PoE. Tuy nhiên, những Switch này sẽ tự động tương thích với các thiết bị kết nối và đưa ra quyết định là có sử dụng PoE+, PoE hay chỉ là sử dụng những dữ liệu thông thường.
Chuẩn IEEE 802.3af PoE
Nếu sử dụng chuẩn này cho các ứng dụng thì bạn không cần phải tách riêng dây nguồn để duy trì nguồn điện cho các thiết bị mạng. Bởi chuẩn IEEE 802.3af PoE có thể cung cấp nguồn điện lên tới 48VDC với công suất là 12,95W.
Tuy nhiên để các ứng dụng có thể sử dụng chuẩn này thì các thiết bị cấp nguồn trên Ethernet phải được định nghĩa, phân loại và có khả năng điều khiển trong quá trình khởi động, đáp ứng được các yêu cầu về cách ly giữa nguồn và dữ liệu.
Trên đây là tất cả những thông tin chi tiết liên quan đến nguồn PoE. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về nguồn PoE là gì? Tại sao lại nên sử dụng PoE? Nguồn PoE hoạt động như thế nào? và các chuẩn PoE được sử dụng phổ biến?