Giao dịch online ngày càng phát triển mạnh vì thế nhiều người đã không còn xa lạ với thuật ngữ Token. Vậy Token là gì, có những loại Token nào và nó có ưu nhược điểm ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp qua các thông tin trong bài viết dưới đây.
1. Token là gì?
Token được hiểu là chữ ký số hay chữ ký điện tử đã được mã hóa thành những con số trên những thiết bị chuyên biệt. Mã Token tạo ra cũng chính là dạng mã OTP nghĩa là mã chỉ có hiệu lực sử dụng được một lần và nó được tạo ngẫu nhiên trong mỗi giao dịch. Thông thường mỗi một mã này chỉ có hiệu lực trong khoảng thời gian ngắn nhất định, hết thời gian kể cả người dùng chưa sử dụng thì mã OTP cũng tự động hết hiệu lực.
Token thường được áp dụng cho các giao dịch ngân hàng trong việc bảo mật các giao dịch thanh toán online, đối với các doanh nghiệp áp dụng cho những hình thức giao dịch thông thường và đặc biệt là cả giao dịch online. Bạn có xem như đây là một loại mật khẩu bắt buộc cần phải nhập cho mỗi giao dịch để xác định chính xác thông tin bảo mật để tránh trường hợp bị kẻ xấu chuộc lợi.
Bằng việc sử dụng các mã Token xác nhận giao dịch, các doanh nghiệp sẽ được được sự chính xác trong các giao dịch, hạn chế sự nhầm lẫn, sự cố không đáng có. Một khi bạn đã xác nhận bằng nhập mã Token có nghĩa bạn đã ký kết vào bản hợp đồng giao dịch mà không cần tốn đến thêm nhiều giấy tờ chứng minh nào và giao dịch sẽ được thực hiện một cách tự động ngay sau khi bạn nhập mã. Mã Token hoàn toàn có đủ các giá trị pháp lý như chính chữ ký tay của bạn.
2. Phân loại Token
Thị trường hiện nay có hàng ngàn loại token được phát hành do nhiều website và ứng dụng của các công ty/dự án khác nhau phát hành. Mỗi loại đều có những đặc điểm , cách thức sử dụng riêng biệt và giải quyết một vấn đề cụ thể. Tuy nhiên, nếu xét về tính năng và tác dụng chúng ta có thể chia token thành ra làm 2 loại cơ bản nhất đó là utility token và security token
Utility token
Đây là loại token rất tiện ích đang được nhiều tập đoàn lớn ưa chuộng. Nó được tạo ra với mục đích phục vụ cho một dự án mới với những tiêu chuẩn và tính năng rất rõ ràng, cụ thể. Ví dụ token đã được phát hành bởi dự án Dock.io có thể sử dụng để thanh toán và bình chọn hay BNB token của Binance thì có thêm các tính năng thông minh như giảm phí giao dịch, đánh giá ứng dụng, …
Security token
Đây là loại token dành riêng cho thị trường chứng khoán. Nó được hiểu như là một dạng cổ phiếu điện tử online được tạo ra dưới hình thức token. Người sở hữu security token có nhiều lợi thế sẽ được hưởng mức cổ tức tương ứng với số cổ phần của người đó nằm trong dự án. Ngoài ra, nếu nắm giữ trong tay loại token này, người chủ sở hữu còn có thêm quyền được tham gia bầu chọn và biểu quyết rất nhiều hoạt động của dự án.
3. Cách thức Token hoạt động trong ngân hàng
Đối với lĩnh vực ngân hàng hiện nay chủ yếu là các giao dịch online qua mạng trực tuyến thế nên thiết bị Token và mã Token đóng vai trò rất quan trọng. Khi khách hàng vừa giao dịch online, để đảm bảo rằng thông tin chính xác, bảo mật cao không bị trộm hoặc dù có bị trộm thì ngân hàng cũng nhanh chóng xác định được để hủy các giao dịch không thành công khi không có mã OTP. Tại các ngân hàng, mã OTP thường được sẽ cung cấp qua SMS theo số điện thoại mà chủ tài khoản đã đăng ký với ngân hàng hoặc máy Token do ngân hàng cung cấp.
Cách hoạt động của các thiết bị Token ngân hàng là mỗi máy sẽ được gắn theo một tài khoản ngân hàng và sẽ đặt mã PIN cho máy Token. Như vậy, bản thân chiếc máy Token cũng đã được trang bị thêm 1 lớp mã bảo vệ.
Khi khách hàng giao dịch chuyển tiền online hay mua hàng online hoặc thanh toán các hóa đơn điện tử,… máy Token sẽ gửi đến số điện thoại một mã xác nhận giao dịch tạm thời và bạn ấn vào máy để lấy mã, sau khi nhập mã vào bước cuối của quy trình , lúc này giao dịch mới thành công. Lưu ý là mã Token của các ngân hàng sẽ chỉ có hiệu lực thời gian ngắn và thường sẽ là 60 giây.
Mã OTP được gửi qua SMS hầu hết ngân hàng có E-Banking và được áp dụng miễn phí để bảo mật những giao dịch cho khách hàng. Còn với máy Token thì chỉ có ít ngân hàng có thể cung cấp trong đó có các ngân hàng như HSBC, Techcombank, Vietcombank, Sacombank, AGRIBank,… và khách hàng phải trả thêm phí từ 200.000-400.000đ để được cung cấp thêm máy Token.
4. Những ưu và nhược điểm của token
Dùng token khá là đơn giản, khi bạn thực hiện giao dịch phải xác nhận luôn luôn khi hiện ra bảng nhập mã OTP. Token sẽ truy xuất một mã OTP và nhập mã là coi như xác nhận cho giao dịch. Khi dùng máy token cũng có nhiều ưu điểm và nhược điểm như sau:
Về ưu điểm
Token tuyệt đối an toàn, chỉ chủ tài khoản có đủ thông tin mới có thể xem được mã này. Token luôn không bị can thiệp bởi bất kỳ một bên thứ ba nào khác mà chỉ bạn mới biết có thể được mã giao dịch OTP của mình. Máy token của những ngân hàng nhỏ, có thể móc vào chìa khóa để luôn mang theo bên người.
Nhược điểm
Hiệu lực của mã OTP do token xuất ra ngắn chỉ khoảng 60 giây nên đôi khi lại gây phiền toái cho nhiều người. Ngoài ra, bạn bắt buộc phải có máy token, nếu chẳng may quên ở đâu hay làm mất thì lại mất công tìm kiếm và trễ các giao dịch.
Với những chia sẻ trên đây chắc hẳn các bạn đã biết Token là gì? và những thông tin xung quanh loại máy này. Bạn hãy chia sẻ bài viết này để mang đến nhiều thông tin bổ ích cho những người xung quanh nhé.