Hệ điều hành Linux là gì? Ưu điểm và khuyết điểm ra sao?

Hệ điều hành Linux là gì? Ưu điểm và khuyết điểm ra sao?

Hệ điều hành Linux luôn thu hút được nhiều sự quan tâm của những người đang tìm hiểu và đam mê về ngành lập trình. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu được nguồn gốc cũng như các ưu và nhược điểm của hệ điều hành này để các bạn nắm được những kiến thức bổ ích.

1. Lịch sử hình thành của hệ điều hành Linux

Trước khi Linux được ra đời thì Unix là hệ điều hành chính được sử dụng trên phần lớn các máy tính tại các trường đại học ở Mỹ và Châu Âu để xử lý các công việc tính toán liên quan tới ngành nghiên cứu khoa học. Unix được phát triển bởi nhóm 4 nhà khoa học máy tính nổi tiếng thời đó là Ken Thompson, Dennis Ritchie, Douglas McIlroy và Joe Ossanna. Trong đó, Dennis Ritchie là đồng tác giả của cuốn sách nổi tiếng có tên là The C Programming Language. Bốn người này đã cùng nhau nghiên cứu và phát triển hệ điều hành Unix khi họ làm việc tại Bell Labs của AT&T vào những năm đầu của thập niên 70 với mục đích ban đầu là sử dụng trong hệ thống phần mềm Bell System của công ty này.

Vào những năm cuối cùng của thập niên 70, hệ điều hành Unix được AT&T công bố phát hành ra công chúng trong hình thức là hệ điều hành bán thương mại và cũng có một số phiên bản là miễn phí. Và những ai muốn sử dụng hệ điều hành này thì đều phải được sự đồng ý cho phép của nhà cung cấp AT&T.

Chính những hạn chế ban đầu trong giấy phép phát hành này đã dẫn tới việc các công ty lớn đã lên ý tưởng và muốn tự mình xây dựng một hệ điều hành riêng để tránh sự tranh chấp trong các vấn đề bản quyền phần mềm. Rất nhiều các trường đại học danh tiếng cùng các tập đoàn công nghệ lớn ở Mỹ đã dựa trên Unix để phát triển các hệ điều hành mã nguồn tương tự trong đó nổi tiếng có Berkeley BSD của đại học California, Xenix của Microsoft hay AIX của IBM và Solaris của Sun Microsystems.

Đến năm 1991, khi Linus Torvalds đang theo học tại đại học Helsinki, ông đã bắt đầu nảy sinh ý tưởng cho một hệ điều hành mới để có thể thay thế cho hệ điều hành cũ kỹ của nền giáo dục hiện tại. Chính vì vậy mà  ông đã bắt tay vào viết những dòng lệnh đầu tiên của Linux và đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ của hệ điều hành Linux sau này. Đó cũng là lý do mà nhiều người nói rằng Linus Torvalds là “cha đẻ” của hệ điều hành Linux.

Kể  từ khi Linus phát hành ra phiên bản Linux miễn phí đầu tiên trên internet và vô tình đã tạo dựng nên một cuộc cách mạng phần mềm. Ngày nay, Linux vẫn đang được phát triển bởi hàng chục ngàn lập trình viên ở trên khắp thế giới. Trong đó có cả các tổ chức lớn nhất như Canonical, Red Hat,…

2. Hệ điều hành Linux là gì?

Linux là hệ điều hành mã nguồn mở miễn phí dành cho những người dùng mới bắt đầu và cho phép nhà phát triển được tự do sửa đổi hay bổ sung thêm mã nguồn source code của hệ điều hành này. Linux hiện nay đang được phát hành dựa trên giấy phép GNU.

Hệ điều hành Linux được phát triển dựa vào hệ điều hành Unix và được phát hành miễn phí. Hiện nay, Server Linux thường được sử dụng nhiều hơn là Windows hay bất kì các hệ điều hành nào khác.

Linux ban đầu được phát triển để có thể chạy trên các máy tính cá nhân dòng Intel 86x. Nhưng sau đó, nó đã được tiếp tục phát triển thêm để có thể chạy được trên các loại dòng máy tính khác. Trên thực tế, Linux là hệ điều hành mã nguồn mở hỗ trợ nhiều loại phần cứng nhất cho tới thời điểm hiện tại.

Chính vì những điểm nổi bật và miễn phí mà Linux đã trở thành một hệ điều hành máy tính đang được sử dụng khá phổ biến trong thời gian gần đây. Trong đó có 2 khách hàng lớn nhất đó là IBM và Dell. Linux đồng thời được hiểu là tên hạt nhân của hệ điều hành này.

3. Những ưu điểm của Linux 

Sự độc bá của Windows và Mac OS cũng không thể ngăn cản được những hệ điều hành phát triển. Hệ điều hành mã nguồn mở như Linux vẫn đang phát triển mạnh mẽ. Ngoài những chức năng thường thì Linux còn sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội khác thu hút người dùng máy tính không thể bỏ qua như:

3.1. Không tốn chi phí mua hay bán bản quyền

Lợi thế lớn nhất của Linux là nền tảng mã nguồn mở và hoàn toàn miễn phí. Nếu như sử dụng hệ điều hành Windows bản quyền và bộ Microsoft Office bản quyền thì bạn sẽ phải chi trả khoảng vài triệu. Còn Linux thì không, bạn sẽ không phải bỏ một xu nào mà vẫn sử dụng đầy đủ các tính năng, cũng như bộ ứng dụng văn phòng với đầy đủ các tiện ích miễn phí như OpenOffice và LibreOffice.

3.2. Tính bảo mật cao

Tất cả những phần mềm có thể gây độc hại như virus, mã độc… đều không thể hoạt động trên Linux. Không như trên Windows thì bạn luôn phải chật vật đối mặt với ngày càng nhiều những vấn đề về virus ăn cắp dữ liệu, làm hỏng phần mềm và bạn sẽ phải tốn thêm một khoản chi phí để mua những phần mềm diệt virus bản quyền.

Khi sử dụng Linux thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề này, bởi vì đơn giản, tất cả các virus gây hại đều không thể hoạt động được trên nền tảng này. Công việc của bạn cần làm chỉ là xóa khi thấy bọn chúng trong USB hay trong các ổ cứng di động. Do đó, độ bảo mật của hệ điều hành này luôn được các chuyên gia đánh giá rất cao.

3.3. Tính linh hoạt

Trên hệ điều hành mã nguồn mở Linux người dùng còn có thể chỉnh sửa hệ điều hành tùy theo nhu cầu sử dụng của mình. Đây chính cơ hội lý tưởng cho các lập trình viên hay các nhà phát triển có thể thỏa sức sáng tạo nên những tính năng mới để cho các phần mềm hiện đại hơn.

3.4. Hoạt động “mượt” cả  trên các máy tính có cấu hình yếu

Với Linux, khi bạn nâng cấp lên phiên bản mới thì các máy tính có cấu hình yếu vẫn sẽ được nâng cấp và được hỗ trợ thường xuyên – tức chất lượng hoạt động của hệ điều hành vẫn trơn tru và ổn định.

4. Nhược điểm khi sử dụng hệ điều hành Linux 

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì hệ điều hành Linux cũng vẫn tồn tại một vài điểm hạn chế như:

  • Số lượng ứng dụng được hỗ trợ trên hệ điều hành Linux còn hạn chế.

  • Một số nhà sản xuất không phát triển driver để hỗ trợ nền tảng Linux.

Nếu trước đó, người dùng đã quen sử dụng một hệ điều hành khác thì khi chuyển sang Linux, sẽ mất không ít thời gian để làm quen lại các tính năng và sử dụng trơn tru hệ điều hành này.

Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn các bạn đã nắm được những thông tin cần thiết về hệ điều hành Linux. Bạn đọc có nhu cầu cần được giải đáp thêm những kiến thức về Linux hay bất kỳ vấn đề về công nghệ nào thì hãy để lại bình luận dưới bài viết để chúng tôi nhanh chóng kết nối, hỗ trợ bạn tốt nhất.

Bạn có hài lòng với nội dung này không?
Cảm ơn Bạn đã đánh giá!
Chia sẻ bài viết
4139 lượt xem